Đau lưng từ lâu đã là một hiện tượng phổ biến trong cộng đồng, căn bệnh giờ đây không còn xuất hiện ở những người lớn tuổi, mà ngày càng trẻ hóa, do những thói quen xấu như ngồi lâu, ít vận động, mang vác sai tư thế… Một bệnh cụ thể của đau lưng là thoát vị đĩa đệm đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) được định nghĩa rằng đĩa đệm bị thoái hóa, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thoát vị. Căn bệnh khiến gây trở ngại đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân, lâu dần khiến tinh thần họ ngày càng suy sụp theo. Đó cũng là một câu chuyện của một bệnh nhân tới với Phòng khám MTT Reha Clinic.

Bệnh nhân N.K.T, nam, 58 tuổi, nghề nghiệp lái xe, tới phòng khám với chẩn đoán là TVĐĐ, kết quả chụp MRI cụ thể là TVĐĐ L3/4, trung tâm 3mm, ép bao màng cứng, ép rễ L4 hai bên; TVĐĐ L4/5, trung tâm 7mm lệch trái, hẹp ống sống độ 2 đoạn tương ứng, ép bao màng cứng, chùm đuôi ngựa, ép rễ L5, S1 bên trái; TVĐĐ L5/S1, trung tâm 3mm, ép bao màng cứng, ép rễ S1 hai bên, đã có chỉ định phẫu thuật can thiệp nếu điều trị bảo tồn không thành công. Triệu chứng bệnh nhân ban đầu đau dọc từ CSTL xuống mông (T) và chân (T), chỉ nằm tại chỗ, cơ mông và chân teo nhiều, dáng đi khom, đi lại thì tê, và đau tăng nhanh. Trước khi tới phòng khám bệnh nhân đã được mọi người khuyên đi nắn chỉnh cột sống và châm cứu, uống thuốc giảm đau nhưng hiệu quả điều trị không kéo dài.

Tuy nhiên, sau 3 đợt điều trị VLTL (15 ngày) tại phòng khám với các phương thức trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, triệu chứng đau tê đã giảm được 40%. Và bệnh nhân tiếp tục được chỉ định tập luyện để phục hồi chức năng toàn diện thông qua các thiết bị tiên tiến, hiện đại của Châu Âu. Kết quả kiểm tra lực cơ lưng, bụng, chân ban đầu của bệnh nhân rất yếu, trung bình chỉ chiếm khoảng 50% so với giá trị tham chiếu, và độ mất cân xứng giữa cơ lưng, bụng, nghiêng và xoay 2 bên. Thậm chí tầm vận động nhóm cơ thân người hạn chế do đau.

Thời gian đầu tập luyện đối với bệnh nhân khá khó khăn, do một số tư thế làm hạn chế, làm bệnh nhân đau, tê tăng dữ dội. Chương trình tập luyện của bệnh nhân được hệ thống máy chủ tính toán dựa trên kết quả kiểm tra ban đầu để đưa ra được chương trình tập luyện phù hợp nhất với tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân. Theo thời gian kĩ thuật viên lại dựa vào hiệu quả tập luyện cũng như sự tiến triển bệnh của bệnh nhân để thay đổi chương trình phù hợp nhất lúc đó. Kết quả đạt được sau 28 buổi tập luyện tích cực, cường độ tê và đau giảm 70% so với ban đầu. Lực cơ tăng, tần suất đau khi đi lại thưa dần (không liên tục). Thời gian hồi phục sau cơn đau nhanh hơn trước. Đi lại nhanh nhẹn, dễ dàng hơn, dáng đứng thẳng, không còn khom lưng như trước. Đặc biệt bệnh nhân có thể đi du lịch cùng gia đình, tinh thần vui vẻ. Nhận thấy được kết quả tích cực của việc tập luyện, bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì tập luyện mỗi ngày để có thể trở về cuộc sống hằng ngày một cách trọn vẹn nhất.

Là một nhân viên y tế, điều hạnh phúc nhất ắt hẳn là thấy được sự tiến bộ lên theo từng ngày của bệnh nhân. Để có được kết quả tốt lên từng ngày là cả một sự nỗ lực rất lớn từ phía bệnh nhân và các anh chị em y bác sĩ, kĩ thuật viên. Bởi vậy mới thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện như thế nào. Hãy đặt niềm tin đúng nơi để có được cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh các bạn nhé.